Bà chủ lâu nay khó ở, hay bẳn gắt, cáu kỉnh, làm lũ chúng em sợ hết vía, chẳng đứa nào dám ho he, nói to lấy một tiếng.
Sớm nay bà ấy xuống nhà, ăn bận lôi thôi, có phần trễ nải, mắt mũi thâm quầng: “Tối nay chú ngủ lại đây nhé! Chị mệt quá”. Em lý nhí: “Vâng ạ!” mà lòng hoang mang.
Ngày xưa chú Chí, làng Vũ Đại, chỉ vì bóp chân cho bà Ba, cái bà Ba còn trẻ này. Người bà ấy phốp pháp, má bà ấy hây hây” (truyện ngắn Nam Cao), mà phải đi tù mấy năm mà thành “Chí Phèo”.
Sợ quá, tìm cách xin phép chị cho đi ra ông lang đầu phố, lấy thuốc gửi về cho bu cháu ở nhà. Bà chửi um lên: “Lũ lang băm, bất lương ấy, thầy thuốc chó gì chúng nó, toàn học gạo, thi đểu, mua bằng. Tốn hàng đống tiền, nghe chúng nó thao thao bất tuyệt. Âm dương, ngũ hành, hư hàn, phong hỏa, nóng trong, lạnh ngoài…bệnh đâu hoàn đấy”.
Em cứ vâng dạ cho qua chuyện, rồi lợi dụng mụ lên nhà chuồn thẳng về, gặp ngay Lão Nhà Quê. Chỉ có Lão mới cứu được em, chứ rồi em lại như chú “Chí Phèo” thì bỏ cụ đời em, vợ, con em mất.
Lão nghe xong chuyện cười ha hả: “Phố huyện văn minh, chứ có phải cái làng Vũ Đại lạc hậu, cổ xưa nhà chú đâu. Hơn nữa, người tử tế thì không bao giờ nghĩ bậy cho người khác. Người tâm địa mờ ám, nghĩ ai cũng mờ ám như mình. Phận làm thuê, luôn nghĩ chủ tốt, cho mình có công ăn, việc làm là phúc lắm rồi. Nghĩ tốt thì chú sẽ nhận được sự đối xử tốt hơn từ chủ”.
Tại sao nhiều thầy lang không chữa được bệnh, lại bị bệnh nhân khinh rẻ, như đồ c.hó l.ợn, vì lúc nào cũng muốn bệnh nhân kính trọng, trả công cho mình thật cao, hoặc tìm kiếm kéo dài thời gian chữa bệnh, bốc thuốc đểu, rẻ tiền, bán giá cao. Làm sao vợ chồng, con cái, không đánh, cãi chửi nhau chí chóe, lộn tu lên đầu, hoặc mắc bệnh nan y chữa mãi không khỏi.
Người thầy thuốc luôn nghĩ mình là người làm thuê cho bệnh nhân, vì bệnh nhân trả tiền cho mình. Nhờ bệnh nhân tin tưởng ở mình mà có cơm ăn, áo mặc, nhà, xe đầy đủ, thì sẽ được bệnh nhân tin tưởng. Niềm tin của bệnh nhân giúp khỏi bệnh nhanh gấp 3– 4 lần. Trời, Đất chứng giám, thấy được lòng thành, mà ban cho nhiều phước đức, lộc tài nhiều hơn. Nhờ vậy, mới được người ta ngày càng kính trọng. Ai cũng coi bệnh nhân như ân nhân của mình, thì đấy mới đúng đạo lý của người thầy thuốc.
Em ngắt lời lão: “Này, em liên quan gì đến lũ thầy lang bất tài, vô dụng chém gió như thần ấy đâu mà bác mắng em xối xả thế? Em về đây là hỏi: “Nếu đêm nay ngủ lại nhà bà chủ, mà bà ấy, ấy em thì làm thế nào?”.
Lão lắc đầu nhìn em ngao ngán: “Đúng là khốn nạn, chỉ nghĩ đến điều đểu giả, có làm được éo đâu mà tinh vi”.
Người ta thế, thì phải tìm hiểu tại sao, có chuyện gì, mà bà ấy hay bẳn gắt, cáu kỉnh, ăn bận lôi thôi, có phần trễ nải, mắt mũi thâm quầng, tìm cách giúp đỡ người ta. Đằng này lại toàn nghĩ đến chuyện vớ vẩn.
Em nói thực với các bác: “Phận tôi đòi, thằng nào chẳng mơ được cưỡi lên bà chủ một phát. Nhưng bố cụ có cho cũng chẳng thằng nào dám muốn, từ anh Chí mà thành “Chí Phèo” cả”.
Em phân trần: “Cả huyện bao nhiêu đốc tờ Tây, đốc tờ Ta, thầy lang danh tiếng lốp bốp, còn chẳng biết bà ấy bệnh gì, chữa thế nào, nữa là cái loại văn hóa 4 năm lớp 5 trường làng chửa tốt nghiệp của em”.
Lão nhìn em một lúc đầy thất vọng: “Chỉ cần chú tả qua vậy, là biết bà ấy bị bệnh mất ngủ. Mất ngủ thì mắt thâm quầng, xanh xao, gây mệt mỏi, bứt rứt dễ cáu bẳn, gắt gỏng. Khi không ngủ được thì hay nghĩ linh tinh, nghe tiếng động nhỏ cũng sợ, tiếng động lạ cũng tưởng tượng lung tung, nghi ngờ lo lắng như nhà có trộm, có kẻ rình mò. Vì vậy bà ấy mới bảo chú ở lại. Chưa kể người mất ngủ, thường trí nhớ giảm sút, hay quên, làm việc không được minh mẫn, nhầm lẫn, dẫn đến không tin ai, nghi ngờ đủ thứ”.
Em trợn mắt thốt lên: “Quá đúng, mấy lần bà ấy kêu mất cái nọ, cái kia, làm ầm lên, đứa nào giấu của tao, sau lại tìm thấy do để lung tung không nhớ”.
– Thế bác bảo em phải làm gì, ru bà ấy ngủ à, hay hát cho bà ấy nghe? Hát thì chắc không hay bằng cái giàn âm thanh Hifi với những bản nhạc du dương trữ tình quá xịn, quá đỉnh của nhà bà ấy. Ru bà ấy ngủ, thì chắc bà ấy quá quá nhiều tuổi, để ru ngủ được rồi.
Lão Nhà Quê mặc mẹ em, với những câu hỏi không đầu không cuối, mà nói như tự sự: “Mất ngủ có nhiều nguyên nhân như:
-
BỐC HỎA
Biểu hiện: Đầu nóng, thần kinh căng thẳng làm cho mình nghĩ lung tung đủ thứ, không thể nào ngủ được.
Cách chữa như sau:
Tối trước khi đi ngủ lấy chậu nước nóng già đứng ngâm chân vào chậu nước nóng đó. Bí quyết mà không thằng Đông y, Tây y, Trung y nào có được là: đứng thẳng lưng, thẳng chân. Trong lúc ngâm, kỳ cọ, dẫm, day kỹ hai bàn chân vào nhau, trong suốt quá trình ngâm 3– 5 phút.
Lưu ý đứng thẳng phải có thanh vịn, hoặc bám tay vào tường, để khi kỳ cọ chân vào nhau không bị ngã. Ngâm chân xong, lau khô rồi lên giường đi ngủ luôn. Cách này làm cho cái nóng trên đầu, được dẫn thẳng xuống chân. Đầu mát thì tự khắc cảm thấy an nhiên tự tại mà ngủ được. Hiệu quả cả với bệnh trầm cảm, trí nhớ kém, hay quên và có tác dụng hỗ trợ trong điều trị bệnh động kinh rất khả quan.
-
LẠNH THẬN
Biểu hiện: Hay đi tiểu đêm, tiểu đêm làm mất nhiệt, tiểu xong vào nằm, cơ thể lạnh lại, không ngủ lại được và nếu chưa ngủ được, lại càng khó ngủ.
Cách chữa như sau: BÀI THUỐC VỚI GỪNG
- 10g gừng tươi đập dập + 2g muối + 150 – 200 nước đun nhỏ lửa từ ban đầu đến lúc sôi đun thêm 3 – 5 phút. Rót ra cốc cho 15 – 20g mật ong uống nóng trước khi đi ngủ. Nếu làm đúng, ngủ ngon như trẻ con, quên cả giờ dậy đi làm, đi học.
- Phù hợp với mọi lứa tuổi (bé thì uống ít hơn, bé quá thì lại càng uống ít hơn nữa). Đọc đến đây mấy con lợn trí tuệ sẽ bảo: “Gừng uống buổi tối độc ngang thạch tín”. Cho muối vào nó khác, đun sôi nhỏ lửa nó sẽ không thể bốc hỏa, và thêm mật ong, nó lại là phương thuốc, bố cụ của sự diệu kỳ.
-
CO CƠ VÙNG CỘT SỐNG ( xem thêm bài BỆNH CỘT SỐNG)
Nguyên nhân và biểu hiện: Bệnh này do bị lạnh, bị cảm làm co cơ thăn lưng. Co cơ thăn lưng làm cho khí huyết 2 bên cột sống lưu thông kém, không đưa máu huyết đầy đủ đến chân, tay gây buồn bực, nhức mỏi. Cơ cổ co thắt, tắc nghẽn cũng gây nên máu không lên não làm cho đau đầu, chóng mặt, đầu óc lâng lâng mà không ngủ được.
Cách chữa như sau:
Lấy 100g gừng + 0,1 lít rượu xay nát. Rồi dùng rượu đó thấm vào cái khăn hoặc mấy miếng bông tẩy trang, xát dọc 2 bên cột sống, từ chân tóc gáy xuống xương cùng cụt. Làm đi làm lại xoa lên, xoa xuống, lần lượt bên này, lại bên kia 10– 15 lần mỗi bên. Khi xát gừng miết cái tay xuống, để rượu gừng thấm sâu vào trong da thịt mới hiệu quả.
Lưu ý: Khi xát thấy trơn tay thì được. Thấy rít là phải thấm thêm rượu gừng, nếu không sẽ gây trầy da rất rát, ngứa ngáy khó chịu, mấy ngày sau mới khỏi.
Xát gừng rồi dùng lòng bàn tay xoa dọc 2 bên sống lưng mỗi bên đếm đến 45. Lên là 1 xuống là 2 cứ thế đếm đến 45 thì dừng lại. Nếu thấy lưng ấm lên rồi thì thôi. Nếu chưa thì 10– 15 phút sau làm thêm lần nữa, cũng như thế: Xát rượu gừng vào vào hai bên cột sống, từ gáy xuống đến xương cùng cụt, mỗi bên 10– 15 lần, miết tay xuống, cho ngấm kỹ rượu gừng vào da thịt. Xoa xát nóng hai bên cột sống, mỗi bên 45 lần.
Hiệu quả : Ngủ ngon ngay đêm đầu tiên.
Có thể làm 5 ngày, lúc trước khi đi ngủ. Sau đó nghỉ 5 ngày. Nếu muốn, mới được làm tiếp 5 ngày, nghỉ 5 ngày. Bài này đặc biệt công hiệu với trẻ con vật vã khó ngủ, cứ bắt bố mẹ phải bóp chân, bóp tay, xoa lưng gãi lưng, quay ngang, quay ngửa, vật vã mãi không ngủ được.
Em vội vàng phóng lên huyện, chắc giờ này bà chủ đang làm ầm lên, thấy em đi mãi không về. Tiền công tháng này móm hẳn chứ chẳng chơi. Nhưng biết đâu bà chủ ngủ được, chúng em cũng đỡ căng thẳng vì bị quát mắng.
Em cứ nghĩ mãi Lão Nhà Quê nghèo thất học quê em. Lão dặn: “Không đời nào người ta tin chú, mà cho chú làm đâu. Chép ra, hoặc nhờ người đánh máy, rồi gắn một cái tên Giáo sư, Tiến sĩ học viện DOCONLON nghiên cứu trong 30– 40 năm gì đó tổng hợp được, may ra người ta mới tin. Mà đừng có đưa thẳng, họ lại cho chú có âm mưu gì. Hãy in ra vứt đâu đó trong nhà. Họ tự nhìn thấy, tự đọc, thì may ra mới tin và mới làm theo. Phận anh thì nghèo, thất học, phận chú thì hèn, có cách gì giúp được ai đó, ngủ được ngon hơn, bớt đi mệt mỏi cáu kỉnh, bẳn gắt, không còn lúc nhớ, lúc quên nữa. Có khi kiếp sau, anh và chú được làm người tử tế cũng nên”.
Tự nhiên thấy thương lão, chỉ mong được làm người tử tế.
Xem thêm >> bài thuốc hen suyễn lão nhà quê, lão nhà quê chữa ung thư, bài thuốc chữa xương khớp của lão nhà quê